Thuốc Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đường Type 2 Panfor SR 500mg
Panfor SR là thuốc gì? Thuốc Panfor SR là thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thừa cân béo phì, có thành phần chính là Metformin với hàm lượng 500 mg/viên; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên. Dạng bào chế: viên nén tác dụng kéo dài.
1. Thành phần Thuốc Panfor SR 500mg
- Mỗi viên nén phóng thích chậm chứa:
- Panfor SR-500: Metformin hydrochlorid BP 500mg.
- Tá dược: Hypromellose (K 100M), carboxymethylcellulose sodium (KDA 8 M 30), methacrylic acid copolymer dispersion Drug L 30 D, macrogol (PEG 6000), povidone K 90, magnesium stearate.
2. Công dụng Thuốc Panfor SR 500mg
- Panfor SR là thuốc gì? Thuốc Panfor SR là thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thừa cân béo phì, có thành phần chính là Metformin với hàm lượng 500 mg/viên; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên. Dạng bào chế: viên nén tác dụng kéo dài.
- Panfor SR được chỉ định như là thuốc hỗ trợ cho chế độ ăn và tập thể dục nhằm kiểm soát đường huyết ở người lớn bị đái tháo đường týp 2.
- Có thể sử dụng Panfor SR riêng rẽ hoặc phối hợp với các thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác hoặc với insulin.
3. Liều dùng Thuốc Panfor SR 500mg
- Liều khởi đầu thông thường là 500 mg/lần/ngày trong bữa ăn tối. Mức độ tăng liều chỉ nên ở trong khoảng thêm 500 mg mỗi tuần và tối đa lên đến 2000 mg/lần/ngày. Nếu không đạt được mức kiểm soát đường huyết với liều 2000 mg/lần/ngày, nên thử với liều 1000 mg x 2 lần/ngày.
- Liều khởi đầu ở những bệnh nhân chuyển từ dạng viên metformin phóng thích tức thời sang phóng thích chậm là tương đương với nhau. Bệnh nhân đã điều trị với liều 2000 mg metformin mỗi ngày thì không cần thiết chuyển sang dạng phóng thích chậm.
- Nếu dự định chuyển từ một thuốc trị đái tháo đường khác sang, cần ngưng dùng thuốc này và sử dụng với liều như hướng dẫn ở trên.
Phối hợp với insulin
- Có thể phối hợp metformin và insulin để đạt kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu là 500 mg/lần/ngày, còn liều của insulin được điều chỉnh tùy theo đường huyết.
- Người cao tuổi, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể
- Liều bắt đầu cần dè dặt tùy theo chức năng thận của bệnh nhân, không nên điều trị tới liều tối đa.
- Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin, cần thêm dần một sulfonylurê uống. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1 - 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.
Cách dùng
- Nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai.
- Nên uống thuốc sau khi ăn.
4. Chống chỉ định Thuốc Panfor SR 500mg
- Bệnh nhân suy gan hay suy thận, nghiện rượu, tiểu đường không lệ thuộc insulin biến chứng nhiễm ceton và acid nặng, tiểu đường hôn mê và tiền hôn mê, bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương nặng hay trong thời gian bị nhiễm trùng, bệnh tắt nghẽn phổi mãn tính, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch ngoại biên, phụ nữ có thai và cho con bú, giảm glucose huyết, mẫn cảm với metformin hoặc các thành phần của thuốc.
5. Tác dụng phụ Thuốc Panfor SR 500mg
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, táo bón, nôn, miệng có vị kim loại.
- Tác động trên da: đỏ da, ngứa, mề đay, phát ban.
- Các tác dụng khác: tăng enzym gan, nhức đầu, chóng mặt, giảm hấp thu Vitamin B12 và acid folic trong đường tiêu hóa khi dùng điều trị kéo dài.
- Ngoài ra, Panfor SR có thể gây nhiễm acid lactic.
- Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không, mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
6. Tương tác với các thuốc khác
- Furosemid làm tăng nồng độ tối đa của metformin trong huyết tương và trong máu mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận của metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.
- Metformin có khả năng tương tác với những thuốc cationic (amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, triamteren, trimethoprim và vancomycin) do cạnh tranh với nhau qua hệ thống chung ở ống thận.
- Rượu: Không uống rượu khi dùng metformin vì làm tăng nguy cơ nhiễm toan acid lactic.
- Acarbose và các chất gôm có thể làm giảm hấp thu metformin hydrochlorid.
- Cimetidin: Tránh phối hợp metformin với cimetindin do nồng độ đỉnh của metformin trong huyết tương và trong máu toàn phần tăng.
- Nifedipin: Sử dụng cùng lúc metformin và nifedipin ở người khỏe mạnh làm tăng hấp thu và tăng bài tiết metformin qua nước tiểu.
- Các thuốc gây tăng đường huyết như thiazid, corticosteroid có thể dẫn đến mất kiểm soát đường huyết.
Quá liều
- Metformin không gây hạ đường huyết với liều lên đến 85g, mặc dù sẽ bị nhiễm toan acid lactic trong trường hợp này. Sử dụng quá liều hoặc những nguy cơ đi kèm của metformin có thể gây ra nhiễm toan acid lactic. Nhiễm toan acid lactic là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp và phải được nhập viện điều trị. Phương thức hữu hiệu nhất để loại bỏ lactat và metformin là thẩm tách máu.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Đối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn cảnh để dẫn đến tình trạng này.
- Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh đái tháo đường. Điều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.
- Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, nguy cơ tích lũy và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận.
- Metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy giảm chức năng thận, do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị.
- Phải ngừng điều trị với metformin 2 - 3 ngày trước khi chiếu chụp X-quang có sử dụng các chất cản quang có chứa iod, và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá lại chức năng thận thấy bình thường.
- Có thông báo là việc dùng các thuốc uống điều trị đái tháo đường làm tăng tỉ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn. Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng vì chứa thông tin rất quan trọng đối với bạn.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi sử dụng thuốc.
- Tuân thủ tuyệt đối về liều lượng khuyến cáo khi sử dụng thuốc, không được sử dụng liều cao hơn hoặc thấp hơn so với hướng dẫn.
- Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào không được đề cập trong hướng dẫn này, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.